 | 1. Những thành phần hoạt động của Linh Chi là gì? |
| Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan. |
 | 2. Có phản ứng phụ nào không? |
| Không. Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Tuy nhiên, những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm Linh Chi. Tình trạng nầy xảy ra do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm Linh Chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Hơn nữa, trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về nấm Linh Chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng nấm Linh Chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.” |
 | 3. Tôi có thể dùng nấm Linh Chi với các thứ thuốc khác được không? |
| Được. Nấm Linh Chi là dược chất thiên nhiên bổ sung cho sức khỏe. Không có điều chống chỉ định qua 2000 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, cẩn thận khi dùng đối với những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang dùng thuốc chống miễn dịch. Tốt nhất là hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng bất cứ một dược thảo bổ sung nào. Có thể vào website: Pharmasave – Library: Lucid Ganoderma Mushroom để biết thêm chi tiết. |
 | 4. Sau bao lâu có thể thấy được công hiệu của nấm Linh Chi? |
| Thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Thông thường, người ta có thể nhận thấy sự công hiệu từ 10 ngày cho tới 2 tuần sau khi dùng nấm Linh Chi. Và nếu được dùng liên tiếp trong 2 tháng, quý vị sẽ cảm nhận đươc kết quả tuyệt vời của nấm Linh Chi. |
 | 5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi? |
| Đúng. Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng. |
 | 6. Hướng dẫn sử dụng nấm Linh Chi? |
| Có 2 cách sử dụng Linh Chi: Thái lát (xắt lát) hoặc Nghiền thành bột * Thái lát: Cách này phổ biến nhất, người Hàn Quốc hay mua dưới dạng thái lát để dùng - 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên. - Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh. - Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần. - Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc. ** Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên) Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã. Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học Chú ý thêm: Nấm Linh Chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc. Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm Linh Chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong Linh Chi. Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn. |
 | 7. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ? |
| Chỉ có 6 loại nấm Linh Chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm Linh Chi đen có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 10 inches. Phần lớn các sản phẩm được giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm Linh Chi đen. Mặc dù được coi như là một dược thảo bổ dưỡng, nấm Linh Chi đen không có giá trị bằng nấm Linh Chi đỏ vì nó không chứa nhiều polysaccharides bằng nấm Linh Chi đỏ. |
 | 8. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bệnh không? |
| Không. Nấm Linh Chi có thể được dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Điều lợi ích nhất của nấm Linh Chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm Linh Chi rất có lợi cho một người khỏe mạnh. |
 | 9. Ngoài việc dùng nấm Linh Chi, còn cách nào thêm để giử gìn sức khỏe không? |
| Các nhà dinh dưỡng khuyên ta nên làm những điều sau đây: * Hạn chế dùng đường tinh luyện. Thay thế bằng mật ong nguyên chất hay đường từ trái cây. * Tránh dùng thực phẩm chế biến (thí dụ như đồ hộp, mì ăn liền, nước ngọt…) * Ăn thực phẩm tươi, mỗi thứ một ít từ các nhóm thực phẩm chính để có được sự quân bình. Kể cả rau tươi, nhất là những loại có cả thân, lá, và củ. * Uống nhiều nước. Uống được 8 ly nước 1 ngày sẽ phòng ngừa được sự mất nước của tế bào, kích thích sự trao đổi dưỡng chất và do đó giúp cơ thể thải các chất độc dễ dàng hơn.
|
 | 10. Tinh chất rút từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào? |
| Các chất bổ dưỡng giá trị có từ nấm Linh Chi tự nhiên rất thấp và cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ nếu không được chế biến. Khi xưa, nấm Linh chi đỏ khô được xắt nhỏ, nấu sôi trong nước rồi được dùng như trà hay súp. Ngày nay, các dược chất tuyệt hảo có trong nấm Linh Chi được chiết từ các máy móc tối tân ở Hàn Quốc. Tại đây, nấm Linh Chi tự nhiên được đun nấu nhiều lần dưới áp suất cao và trong môi trường vệ sinh để lấy được tinh chất tốt nhất, giúp cơ thể hấp thụ dể dàng. Phần lớn các sản phẩm của nấm Linh Chi có trên thị trường được làm từ thân nấm Linh Chi tán thành bột, cho nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ, làm giảm giá trị của dược thảo. |
 | 11. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào? |
| Trong khi các loại nấm khác đều cùng có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, nấm Linh Chi là loại nấm được dùng từ rất xa xưa và được ghi nhận có công hiệu trong việc điều trị rất nhiều chứng bệnh. Khác với các loại nấm khác, nấm Linh chi đỏ chứa nhiều dược chất phức tạp như triterpenes (garnoderic acid) thành ra nấm Linh Chi đỏ có vị đắng. |
 | 12. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào? |
| Để cho việc trồng Linh Chi thu được kết quả tốt, những điều quan trọng sau đây cần lưu ý: * Cũng như tất cả các loại nấm khác, Linh Chi cần phải có một môi trường sinh trưởng đầy đủ độ ẩm. * Linh Chi, nhất là Linh Chi Đỏ phải hội đủ 4 điều kiện: Nhiệt kỳ, hàn kỳ, quang kỳ, và âm kỳ. Để hoàn thành chu kỳ CO2 (hữu cơ) và O2 (Oxy) hầu có thể tăng trưởng, và hàm chứa cao độ dược liệu.
|
 | 13. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì? |
| Những tác dụng sau đây được in trong tạp chí Cancer Research UK dưới tựa đề: Medicinal mushrooms: their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments. Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi: * Trị đau nhức. * Chống dị ứng. * Phòng ngừa viêm cuống phổi. * Kháng viêm. * Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.) * Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do. * Chống ung thư. * Kháng siêu vi. * Làm giảm huyết áp. * Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch. * Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt. * Long đàm (nghiên cứu ở chuột). * Chống HIV. * Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận. Dược tính này có được nhờ hoạt tính của: * Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch). * Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch). * Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp) |
 | 14. Những tác dụng phụ chưa biết của nấm Linh chi |
| * Chống ung thư: Linh chi có chứa các hoạt chất kháng ung thư như triterpenes, một chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính. Hợp chất đường đa phân tử polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch và cũng là những chiến binh tiêu diệt ung thư. * Trong một số nghiên cứu gần đây, linh chi được chứng minh là giúp “đánh bật” ung thư theo nheieuf cách khác nhau, chẳng hạn như thử nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy linh chi có thể ngăn ngừa di căn. * Tăng testosterone: Linh chi giúp cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid. Điều này có nghĩa nó có thể giúp đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, giúp cơ thể tái cơ cấu và củng cố, phát triển các cơ bắp. Đồng thời, loại nấm này cũng giúp ngăn chặn một loại enzyme chuyển đổi hoóc-môn testosterone thành dihydrotestosterone, lưu lại nhiều testosterone hơn trong cơ thể, qua đó tăng chức năng sinh dục. * Làm loãng máu: Ganoderma trong linh chi có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy loại nấm này có thể được sử dụng để trị huyết áp cao và chứng kích động. * Tốt cho gan: Axit ganoderic trong nấm linh chi giúp trị các chứng bệnh liên quan đến gan ở người. * Kháng khuẩn: Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch, ganoderma còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virut thường gặp như HSV-1, HSV-2, vi rút cúm, viêm miệng… * Giãn mạch máu: Vì có chứa alkaloid(có chứa nito) và adenosine nên linh chi rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Điều này đồng nghĩa với linh chi giúp mạch máu giãn nở, cho phép nhiều máu, oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể, thông qua đó giúp tăng năng lượng và giúp đẩy nhanh quá trình hàn gắn vết thương. Ngoài ra, linh chi cũng giúp giảm huyết áp. Tuy có rất nhiều lợi ích, việc sử dụng loại nấm thần kỳ này cũng cần cẩn thận. Những người huyết áp thấp, những người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, hoặc những người phải phẫu thuật không nên dùng linh chi. Huyết áp thấp có thể tốt cho cơ thể, nhưng nếu nó xuống quá thấp sẽ gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và ngăn chặn sự hình thành các màng máu, làm cho máu chảy không dừng. Bởi vậy, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng linh chi. |
 | 15. Hồng sâm có làm tăng hay hạ huyết áp không |
| Nhân sâm Hàn Quốc được xem là loại nhân sâm quý hiếm đứng hàng đầu thế giới, vì lượng saponin có trong nhân sâm Hàn Quốc là 34, cao hơn hẳn những loại nhân sâm được sản xuất tại các nước khác. Với phương thức sản xuất và chế biến ưu việt, tập đoàn nhân sâm Hàn Quốc (KGC) đã tạo ra các sản phẩm làm từ Nhân sâm mà trong đó, một số hoạt chất trong củ sâm được tăng lên. Và chính điều đó, giúp huyết áp của người sử dụng được điều hòa và giữ mức ổn định cần thiết”. (Theo PGS.TS. Young Sook Kim - iện nghiên cứu nhân sâm Hàn Quốc) |
 | 16. Hồng sâm có làm nóng cơ thể của người sử dụng hay không? |
| Hồng sâm không làm nóng cơ thể mà ngược lại, chúng giúp ổn định thân nhiệt, thậm chí, người Hà Nội thường dùng sâm vào mùa hè để làm mát cơ thể (Theo TS. Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc Gia) |
 | 17. Liệu trẻ em, thanh thiếu niên có thể sử dụng Hồng sâm hay không? |
| Có thể sử dụng cho đối tượng này với liều lượng hợp lý tùy theo lứa tuổi. (Theo ThS. BS Đào Thị Yến Phi) |
 | 18. Cách phân loại sâm theo phương pháp chế biến |
| Hồng sâm: Được chế biến theo quy trình: nhân sâm tươi 6 tuổi để nguyên vỏ, đem hấp bằng hơi nước rồi phơi khô tự nhiên để hàm lượng nước chỉ còn dưới 4%, đóng gói hút chân không, hạn dùng đến 10 năm. Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, hồng sâm 6 tuổi được xem là tốt nhất khi sử dụng cho mục đích chữa bệnh vì nó chứa các hoạt tính chữa bệnh cân bằng và tối ưu nhất. Bạch sâm: Nhân sâm tươi phơi hoặc sấy khô sau khi bóc vỏ. Đóng gói hút chân không, thời hạn sử dụng là 3 năm.Sâm thái cực: Nhân sâm tươi được ngâm sơ hoặc luộc trong nước nóng rồi sấy khô. Đóng gói hút chân không, hạn sử dụng là 10 năm.
|
 | 19. Tác dụng của nhân sâm |
| Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một lượng nhỏ, chủ yếu dùng để làm hưng phấn trung khu thần kinh, còn với lượng lớn có tác dụng ức chế. Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay, chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Nó có thể chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ. Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, chống corticoid làm teo thượng thận. Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống, vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên. Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào "lâm ba" và globulin IgM, do đó, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Lượng ít dịch nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loài động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp tim (trên thực nghiệm). Đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, nhân sâm làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim; đối với suy tim, tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ. Nhân sâm còn có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận. Một nhóm nghiên cứu cho rằng, cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận. Nhân sâm còn có tác dụng kích thích hormon sinh dục nam cũng như nữ. Nó cũng có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện trạng thái chung và hạ đường huyết. Saponin nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình cholesterol cao trên động vật thì nhân sâm có tác dụng làm hạ. Theo các thí nghiệm, nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ vữa động mạch. Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Saponin trong nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Khi nghiên cứu trên thỏ và chuột cho thấy, nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan, gia tăng chức năng giải độc của gan. Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối. Độc tính của nhân sâm: Một nghiên cứu khoa học đã tiến hành tiêm vào dưới da chuột nhắt 1 ml dung dịch nhân sâm nồng độ 20%, kết quả cho thấy, sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc, nhưng cho uống thì độc tính rất ít.
|
 | 20. Chữa bệnh viêm phế quản và hen phế quản bằng đông trùng hạ thảo |
| Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là tên một vị thuốc mà vào mùa đông là con sâu nhưng đến mùa hạ thì thành cây cỏ. Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở vùng rừng ẩm ướt tại các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng.Đông trùng hạ thảo chứa protein (25 - 32%) một loại acid đặc biệt (acid cordycepic 1,3,4,5 - tetra - oxyhexahydrobenzoi) 7% và cordycepin. Đông trùng hạ thảo Trung Quốc đã được nghiên cứu dược lý. Đối với tim cô lập của thỏ, nó làm tăng rõ rệt lượng máu của tim. Điều này phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh dùng đông trùng hạ thảo chữa bệnh suy tim. Theo đông y, đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh phế và thận. Nó có tác dụng ích phế thận, cầm máu, hoá đờm, dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối mỏi đau, di tinh, mộng tinh. Ngày dùng 6 - 12g, dạng viên hay ngâm rượu. Dân gian còn dùng nó để hầm vịt. Một con vịt già bỏ lông, ruột, bổ đôi đầu vịt. Cho 15 con đông trùng hạ thảo vào buộc lại, cho vào bụng vịt thêm muối, mắm rồi hầm. Món này dùng bồi bổ cho người ốm mới khỏi và suy nhược. Người ta đánh giá một con vịt có đông trùng hạ thảo như vậy bổ ngang một lạng nhân sâm. Như vậy, bạn có thể dùng đông trùng hạ thảo để điều trị bệnh viêm phế quản mãn tĩnh và hen phế quản cho hai con của bạn. Hiện trên thị trường có bán các chế phẩm của Trung Quốc dưới dạng viên nang (con nhộng). Thành phần gồm đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi và sữa ong chúa để bồi bổ cơ thể và cũng có tác dụng với bệnh viêm phế quản mãn tính và hen phế quản. Ngoài ra đông y có nhiều vị thuốc và bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính và hen phế quản tốt, không nhất thiết phải dùng đông trùng hạ thảo.
|
 | 21. Cách sử dụng đông trùng hạ thảo nguyên con |
| *Rượu đông trùng hạ thảo nhân sâm: Đông trùng hạ thảo và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ. Công dụng: Bổ thận, tráng dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương.*Rượu lộc nhung trùng thảo: Nhung hươu 20g, Đông trùng hạ thảo90g ngâm trong 1,5 lít rượu tốt trong 10 ngày, uống mỗi ngày 20-30ml. Công dụng: ôn thận tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục. *Rượu kỷ tử trùng thảo: Kỷ tử 30g, Đông trùng hạ thảo 30g ngâm trong 0,5 lít rượu trắng trong 10 ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15 ml. Công dụng: Bổ ích can thận, ích khí sinh tinh dùng cho người bị liệt dương, tảo tiết. *Trà trùng thảo nhân sâm: Đông trùng hạ thảo 5g, nhân sâm 3-5g, cho vào bình kín hãm với nước sôi trong 10 phút, uống thay nước trà trong 10 ngày. |